Nông thôn mới làm 'bừng sáng' các buôn làng Tây Nguyên

Mục LụcNông thôn mới làm 'bừng sáng' các buôn làng Tây Nguyên

Vị Trí:go88.com là link chính hãng duy nhất > Go88 cổng game uy tín >

Nông thôn mới làm 'bừng sáng' các buôn làng Tây Nguyên

Cập Nhật:2024-12-25 14:59    Lượt Xem:59

Nông thôn mới làm 'bừng sáng' các buôn làng Tây Nguyên

Điều này góp phần vào sự phát triển chung của toàn vùng và tạo khí thế, sự phấn khởi cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vươn lên lao động sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Chú thích ảnh

Thu hoạch mủ cao su ở nông trường của Công ty TNHH MTV 72 (Binh đoàn 15), ở xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Buôn làng nay đã khác xưa

Xã Thuận An, huyện Đắk Mil là xã biên giới đầu tiên của tỉnh Đắk Nông đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018. Trước đây địa bàn xã đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn… nhưng sau một thời gian xây dựng nông thôn mới, hệ thống thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư hoàn thiện từ trung tâm xã về tận các thôn, bon; đường làng, ngõ xóm sạch đẹp; nhà cửa khang trang và xã Thuận An cũng dần hình thành diện mạo của một đô thị ở của huyện Đắk Mil theo quy hoạch phát triển.

Chị H’Nghĩa, người M’nông, bon Sar Pa, xã Thuận An chia sẻ, trước đây khi chưa xây dựng nông thôn mới bon làng rất khó khăn, việc di chuyển, đi học, chữa bệnh… cũng gặp trở ngại, vì vậy bà con nghèo lắm. Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới mà bon làng được đầu tư khang trang, nhất là hệ thống đường xá giúp giao thương các mặt hàng nông sản, trường học, trạm y tế… được cải tạo, nâng cấp nên đời sống cũng thay đổi từng ngày. Nhìn lại bon làng khác xưa rất nhiều nên bà con ai nấy đều phấn khởi, ra sức làm ăn, chung tay xây dựng cuộc sống mới.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Trưởng thôn Thuận Thành, xã Thuận An cho biết: Thôn có 260 hộ, một trong những thành quả nổi bật nhất trong xây dựng nông thôn mới là đến nay đã không còn hộ nào thuộc diện nghèo, cận nghèo. Nếu như trước đây, nhiều hộ còn lo bữa ăn hằng ngày thì nay bà con đã tính chuyện làm giàu cho gia đình và xây dựng quê hương giàu đẹp. Đặc biệt, những năm gần đây giá cả các loại nông sản chủ lực, như cà phê, tiêu, y8 trò chi 2 ngi sầu riêng… đều ở mức cao nên người dân rất yên tâm phát triển sản xuất, x s min nam rng bch kim tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm, bo trong tài xu là gì thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tỉnh Kon Tum có hơn 55% đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Giai đoạn 2021 - 2025, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới nên bộ mặt vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum đã không ngừng đổi thay.

Huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum là vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp, từ lợi thế sẵn có kết hợp với nguồn lực của chương trình nông thôn mới đã giúp huyện có những bước tiến nhanh và bền vững. Đến nay, huyện Đăk Hà có 9/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Riêng xã Đăk Long hiện đã đạt 19/19 tiêu chí và đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm định để cán đích nông thôn mới.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà Nguyễn Minh Vương cho biết: Bằng nguồn lực đầu tư của chương trình nông thôn mới, huyện đã tập trung phân bổ kinh phí để triển khai các công trình trọng điểm, cấp thiết như xây đường liên thôn, xã; hệ thống kênh mương nội đồng; kiên cố hóa các trường học; hỗ trợ các mô hình phát triển sinh kế; đưa giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, vận động nhân dân chỉnh trang cảnh quan môi trường…

“Các hạng mục được triển khai luôn nhận được sự đồng thuận, đóng góp của người dân, tạo phong trào thi đua sâu rộng ở các khu dân cư trên địa bàn huyện. Điều này đã phát huy nội lực trong tầng lớp nhân dân, đồng thời thể hiện sự chuyển biến rõ nét về nhận thức của người dân. Đây cũng là cơ sở vững chắc để huyện Đăk Hà trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Kon Tum vào năm 2025. Qua đó, tiếp tục tạo động lực để huyện ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân,Đăng ký Go88 nhất là đồng bào dân tộc thiểu số”, ông Nguyễn Minh Vương cho hay.

Tạo đà phát triển

Thực tế cho thấy, nguồn lực từ chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần làm “bừng sáng” các buôn làng Tây Nguyên. Đây cũng là điều kiện tiên quyết và là “đòn bẩy” để nhân dân các dân tộc Tây Nguyên phát huy tiềm năng, lợi thế vươn lên làm giàu.

Tại tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021 - 2023, tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giao thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hơn 1.101 tỷ đồng. Tỉnh giải ngân được gần 960,3 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 87,2%; các địa phương trên địa bàn tỉnh không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoài Dương cho biết: Đắk Lắk là tỉnh có xuất phát điểm thấp, nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên việc hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, được sự đầu tư của Trung ương, sự thống nhất của ý Đảng, lòng dân nên tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong xây dựng nông thôn mới. Hiện toàn tỉnh có 81/149 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Có thể nói, chương trình xây dựng nông thôn mới không chỉ làm thay đổi bộ mặt nông thôn mà còn thay đổi ý thức, nhận thức của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc… cùng góp sức xây dựng nông thôn mới, xây dựng buôn làng ngày càng khang trang và trở thành những vùng quê đáng sống. Đây cũng là nền tảng quan trọng, những bước tạo đà cần thiết để đồng bào các dân tộc anh em ở Đắk Lắk nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung khai phá tiềm năng, vươn lên làm giàu cho chính mình và cho những buôn làng ở núi rừng Tây Nguyên, ông Nguyễn Hoài Dương cho biết 

Đăk Răng là ngôi làng ở vùng biên đầu tiên của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum được công nhận là Làng du lịch cộng đồng. Các nguồn lực của chương trình nông thôn mới đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của ngôi làng vùng sâu, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, hệ thống giao thông thuận lợi kết hợp với yếu tố truyền thống văn hoá đã “đánh thức” tiềm năng du lịch của ngôi làng này, đem lại cuộc sống khấm khá hơn cho đồng bào Gié-Triêng nơi đây.

Già làng Blong Vẽ, làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi vui mừng cho biết, người Gié-Triêng trong làng rất phấn khởi khi nơi mình sinh sống ngày càng phát triển, nhiều tuyến đường liên thôn, xã được hình thành giúp việc giao thương, buôn bán thuận tiện. Đặc biệt, từ khi làng Đăk Răng được công nhận là Làng du lịch cộng đồng kết hợp với những khởi sắc trong xây dựng nông thôn mới đã mở ra hướng phát triển kinh tế du lịch cộng cho người Gié-Triêng.

Theo Già làng Blong Vẽ, người Gié-Triêng vừa có những nét tương đồng với các dân tộc Tây Nguyên vừa có điểm khác biệt trong bản sắc văn hoá, nhất là về kiến trúc, âm nhạc, ẩm thực, phong tục tập quán… Những giá trị văn hoá được khai thác đã trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút đông đảo du khách. Đặc biệt, việc làm du lịch không chỉ phát triển kinh tế - xã hội của làng Đăk Răng mà còn góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá của người Gié-Triêng đã được truyền lại bao đời nay. 

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum Đinh Quốc Tuấn cho rằng, nhờ có các chính sách hỗ trợ, đầu tư kịp thời của Đảng và Nhà nước, nhất là nguồn lực dài hơi từ chương trình nông thôn mới mà cơ sở hạ tầng của tỉnh phát triển đồng bộ, nhân dân các dân tộc có điều kiện để định canh, định cư và yên tâm lao động, sản xuất, làm giàu cho bản thân và xã hội. Nguồn lực từ chương trình xây dựng nông thôn mới rất quan trọng, có vai trò “trợ lực” cho chính quyền các địa phương và nhân dân ở các buôn làng Tây Nguyên vươn lên phát triển, không ngừng vun đắp đời sống vật chất, tinh thần cho các dân tộc anh em trên chính quê hương bản quán của mình.